Điều kiện xét tuyển thẳng kết hợp chứng chỉ IELTS của các trường Đại học
1. Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong năm 2020, trường đại học Quốc gia Hà Nội xét tuyển thí sinh có kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 và các phương thức khác như SAT, A-level, IELTS. Cụ thể thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Văn).
Lưu ý các chứng chỉ còn trong thời hạn sử dụng.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân
Một trong ba phương án tuyển sinh năm 2020 dự kiến của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/06/2020) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm thi THPTQG năm 2020 của môn Toán và 01 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm điểm ưu tiên).
3. Trường Đại học Ngoại Thương – CS2
Trong năm 2020, trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh đại học chính quy với 3 phương thức: Phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT; Phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPTQG năm 2020; Phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Cụ thể như sau:
- Có chứng chỉ quốc tế IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên còn trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển). Hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên với phương thức kết hợp với kết quả học tập 3 năm THPT.
- Có chứng chỉ quốc tế IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên còn trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển). Hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên và có tổng điểm 2 bài/môn trong kỳ thi THPT quốc gia 2020 là môn Toán và một trong các môn Vật lý, Hóa học hoặc Ngữ văn đạt từ ngưỡng điểm trúng tuyển trở lên (không gồm điểm ưu tiên xét tuyển) với phương thức kết hợp với kết quả thi THPTQG năm 2020.
4. Đại học FPT
Phương thức tuyển sinh của trường Đại học FPT ngành Ngôn Ngữ Anh là thí sinh tốt nghiệp THPT có chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 80 hoặc quy đổi điểm tương đương.
5. Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Theo thông báo mới nhất của Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh trong năm 2020 vẫn giữ nguyên 5 phương thức tuyển sinh với khoảng 5.000 chỉ tiêu đại học chính quy, tuy nhiên có sự điều chỉnh về tỉ lệ chỉ tiêu từng phương thức, cụ thể như sau:
1. Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (30 – 50% chỉ tiêu)
2. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM (15 – 25% chỉ tiêu)
3. Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo (1 – 5% chỉ tiêu)
4. Xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2020 (50 – 70% chỉ tiêu)
5. Phương thức khác: Thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoàI (0 – 1% chỉ tiêu).
Quan trọng nhất chính là nhà trường cho phép thí sinh có thể dùng chứng chỉ quốc tế quy đổi điểm xét tuyển môn Tiếng Anh (IELTS >= 6.0 quy đổi 10 điểm môn Tiếng Anh).
Tại sao chứng chỉ IELTS trở thành tấm “thị thực vàng” cho nhiều trường Đại học danh tiếng?
Hiện nay đa phần các trường Đại học đã có hệ đào tạo chất lượng cao hoặc hệ đào tạo bằng Tiếng Anh, việc sinh viên có thể đọc hiểu, nghiên cứu tài liệu, giáo trình là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy thí sinh phải có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế đảm bảo đầu vào chính là điều kiện tiên quyết với các thí sinh đăng ký học các hệ này.
Khi học sinh có trong tay chứng chỉ IELTS từ 5.5 -6.5 trở lên, có nghĩa bạn đã thành thạo ở mức tương đối với 4 kỹ năng, bạn hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để học các hệ đào tạo quốc tế, hệ chất lượng cao tại các trường Đại học.
Chứng chỉ IELTS không chỉ là điều kiện bắt buộc khi xét tuyển, mà trong quá trình học của các hệ này yêu cầu sinh viên thông thạo ngoại ngữ thông qua đọc hiểu tài liệu chuyên môn, giao tiếp với giáo viên,….. Vì vậy sinh viên cần rất nhiều kỹ năng Tiếng Anh chuyên sâu để có thể trực tiếp nghiên cứu học thật tốt ngành mình lựa chọn.
IELTS bổ trợ sinh viên ngành Kinh tế, Tài chính, Kế toán khi ôn thi chứng chỉ CFA, CPA, ACCA
- Chứng chỉ CPA (viết tắt của Certified Public Accountants) có nghĩa là Những kế toán viên công chúng được cấp phép. Đây được coi là một cố vấn tài chính chuyên nghiệp cho các cá nhân và doanh nghiệp. Người học có chứng chỉ CPA được coi là những kế toán viên lành nghề và trình độ của họ đã được chứng nhận trên toàn cầu.
- Chứng chỉ CFA (viết tắt của từ Chartered Financial Analyst) là một chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính.
- Chứng chỉ ACCA là tên viết tắt của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc. Giá trị của văn bằng ACCA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, mang đến cho giới chuyên môn tài chính, kế toán, kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp.
Đối với các sinh viên ngành Kinh tế, Tài chính, Kế toán khi muốn học thêm các chứng chỉ trên là điều cần thiết trước khi bạn ra trường và tìm kiếm một công việc tốt. Để việc học thêm các chứng chỉ này một cách thuận lợi nhất bạn nên có trong tay chứng chỉ IELTS 5.0-6.5 trở lên. Bởi vì khi học IELTS bạn đã được tiếp xúc với một số mảng phức tạp như: phân tích dữ liệu, mô tả biểu đồ, viết luận,.. với các chủ đề thông thường cho đến chuyên ngành nên rất hữu ích trong việc học chứng chỉ mới cũng như công việc tương lai như phân tích số liệu, thuyết trình, nghiên cứu tài liệu, phiên dịch, biên soạn hợp đồng,…
Chính vì thế IELTS thật sự là một lựa chọn tuyệt vời cho người học Tiếng Anh, đặc biệt là các bạn học sinh cấp 2, cấp 3. Các bạn nên có sự chuẩn bị thật tốt về mọi mặt để đạt được mục tiêu trong tương lai là ứng tuyển vào các trường đại học nổi tiếng.